Điều Trị Bệnh Phụ Khoa Bằng Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, bệnh Phụ khoa được gọi là đới hạ. Nguyên nhân gây ra bệnh Phụ khoa được phân chia thành ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân.
Điều trị bệnh phụ khoa bằng y học cổ truyền là gì?
Trong y học cổ truyền, bệnh Phụ khoa được gọi là đới hạ. Nguyên nhân gây ra bệnh Phụ khoa được phân chia thành ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân.
Trong đó:
- Nội nhân: Do thất tình lục đục, liên quan đến 5 tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), làm ảnh hưởng đến khí huyết. Khí không điều hoà dẫn đến huyết không điều hoà, từ đó mà sinh ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới.
- Ngoại nhân: Chủ yếu do hàn, nhiệt và thấp
- Bất nội ngoại nhân: Như ham việc buồng the, tình dục không khoa học là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phụ nữ.
Tất cả các yếu tố căn nguyên kể trên đều gây tổn hại đến mạch xung – nhâm, khiến can và thận (nhất là thận âm) bị hư yếu, tinh huyết bị tiêu hao. Lâu dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh đới, thai sản, phát sinh gây bệnh cho chị em.
Tùy theo từng nguyên nhân, triệu chứng bệnh cụ thể mà Y học cổ truyền phân chia bệnh Phụ khoa thành nhiều thể bệnh khác nhau. Bao gồm:
- Thể thấp nhiệt hạ tiêu (thường có nhiễm khuẩn nặng): Người bệnh thường xuyên đau vùng hạ vị, khí hư ra vàng, mùi hôi, hơi sợ lạnh, có khi số.
- Thể tỳ hư: Khí hư sắc trắng, ít hôi, bụng không đau nhưng người mệt mỏi, tay chân lạnh.
- Thể đàm thấp: Khí hư ra nhiều giống như đờm, hay bị choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, miệng nhạt, ăn kém.
- Thể can uất: Khí hư màu hồng nhạt hoặc trắng dính, tiết ra ồ ạt, tinh thần hay nóng giận, bực bội, uất ức; trong người mệt mỏi, nóng trong, bốc hỏa.
- Thể thận hư: Khí hư trắng trong như lòng trắng trứng, sợi kéo dài, ra nhiều, sắc mặt xám, mệt mỏi.
- Thể thận âm hư: Khí hư ra nhiều, màu đỏ nâu, người gầy, da khô, hay chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi.
Để nắm bắt đúng thể bệnh, chữa trị kịp thời, đúng cách, nữ giới nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa, tránh để bệnh kéo dài dai dẳng dễ gây biến chứng phát sinh, khiến bệnh nặng hơn khó điều trị.
Các vị thuốc điều trị bệnh phụ khoa
- Thường dùng: Hoàng bá, Xà sàng tử, Bạch đồng nữ, thục địa, câu kỷ tử, hoàng tinh, nữ trinh tử, quy bản,...
- Tác dụng: Thích hợp với chứng thận âm bất túc gây ra bệnh phụ khoa. Giúp tư bổ can thận, bồi bổ cơ thể, trị các chứng thận âm hư ở nữ giới.
- Thường dùng: Nữ trinh tử, câu kỷ tử, quy bản, long đởm thảo, đẳng sâm, hoàng kỳ, miết giáp để tư âm dưỡng can, điều trị tình trạng hư âm dịch, can âm bất túc gây bệnh phụ khoa.
- Hoặc dùng linh dương giác, trân châu mẫu, câu đằng, mẫu lệ, thạch quyết minh, thiên ma, bạch tật lê, cúc hoa, cương tàm, tang diệp nhằm trị chứng âm hư dương xung, can hỏa gây bệnh phụ khoa.
- Sử dụng: Nhân sâm, đảng sâm, hoang kỳ, bạch truật, ngải diệp để bổ khí
- Dùng đương quy, thục địa, a giao, bạch thược, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử nếu muốn bổ huyết
- Hoặc kết hợp các vị thuốc trên nếu muốn song bổ (bổ cả khí lẫn huyết), điều trị chứng khí huyết lưỡng hư gây ra bệnh phụ khoa.
- Thường dùng: Kim ngân hoa, ngư tinh thảo, bồ công anh, lá trầu không, lá nhội, chè shan tuyết,...
- Tác dụng: Thanh hóa thấp độc, điều trị chứng thấp nhiệt, nhiệt độc gây bệnh phụ khoa.
Y học cổ truyền điều trị hiệu quả bệnh lý phụ khoa nào?
Thế mạnh của Y học cổ truyền là điều trị bệnh từ gốc, phối hợp đa dạng các vị thuốc. Hơn nữa mỗi bệnh nhân sẽ có một đơn thuốc khác nhau tùy vào căn nguyên và tình trạng bệnh thực tế. Do đó, nhìn chung phương pháp này đều có đáp ứng điều trị tốt với tất cả các thể bệnh phụ khoa. Bao gồm:
- Viêm âm đạo
- Viêm cổ tử cung
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- U xơ tử cung
- U nang buồng trứng
- Rối loạn kinh nguyệt
- Rối loạn nội tiết tố
- Suy giảm ham muốn
- Vô sinh, hiếm muộn
- Khí hư bất thường
Ưu điểm của y học cổ truyền trong điều trị bệnh phụ khoa
Từ xưa, Y học cổ truyền được đánh giá rất cao trong điều trị bệnh Phụ khoa vì nhiều ưu điểm và hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, phương pháp này cũng khiến nhiều chị em phụ nữ hiện đại còn phân vân vì một vài điểm hạn chế.
Ưu điểm:
- Điều trị bệnh từ gốc căn nguyên; hiệu quả toàn diện, triệt để nhờ liệu trình kê cắt riêng biệt cho từng trường hợp bệnh và tác động điều trị bệnh cả trong lẫn ngoài. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tái phát.
- An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nhờ sử dụng thảo dược
- Đa tác dụng: Vừa chữa bệnh, vừa phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe sinh sản
Nhược điểm:
- Tác dụng tùy vào mức độ bệnh và việc tuân thủ liệu trình của người bệnh. Cần phải kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng.
- Có thể mất thời gian đun sắc, tốn công.
- Cần tìm được đúng nguồn dược liệu chất lượng để đảm bảo tác dụng trị bệnh, tránh tiền mất tật mang
Giải pháp điều trị bệnh phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Hiện nay, Y học cổ truyền trong điều trị bệnh nói chung, bệnh Phụ khoa nói riêng rất phát triển. Có thể giúp chị em giải quyết hoàn toàn các vấn đề lo ngại kể trên. Tiêu biểu có thể kể đến cách chữa bệnh Phụ khoa của Trung tâm Thuốc dân tộc với bài thuốc Diệp Phụ Khang.
Đến với Thuốc dân tộc, chị em bị bệnh Phụ khoa sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT. Đồng thời được hướng dẫn điều trị bệnh vô cùng hiệu quả bằng bài thuốc đặc trị “có một không hai”.
Đứng đầu trong lĩnh vực chính là Ths.Bs Đỗ Thanh Hà (Nguyên Trưởng khoa Phụ, BV YHCT Trung Ương - Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc). Bác sĩ đã có hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT, “mát tay” giúp hàng ngàn chị em thoát khỏi bệnh. Vừa có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm vừa hết lòng, tận tâm vì người bệnh, bác sĩ Đỗ Thanh Hà chính là người bạn đồng hành tin cậy, được hội chị em trên cả nước khen ngợi, truyền tai nhau tìm đến.
Thành phần & công dụng
- Thành phần: Kim ngân hoa, Ngải diệp, Hoàng bá, Xà sàng tử, Bạch đồng nữ, Long đởm thảo, Diếp cá, Đẳng sâm, Hoàng kỳ,...
- Công dụng: Thanh thấp nhiệt hạ tiêu, lợi tiểu. Đặc trị viêm âm đạo (viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường.
Thành phần: Kim ngân hoa, Thương truật, Bách bộ, Xa sàng tử, Long đởm thảo, Chỉ xác, Khổ sâm, Hoàng bá, … C
Công dụng: Thanh thấp nhiệt hạ tiêu, sát trùng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý phần phụ, làm sạch và khô ráo vùng kín.
Thành phần: Tinh chất lá trầu không, Nhội, Chè Shan tuyết, Vitamin B5...
Công dụng: Giúp làm sạch, khử mùi khó chịu, cân bằng PH, dưỡng ẩm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ vùng kín mang lại cảm giác tự tin cho phái nữ.