Cây cam xũng
Cây cam xũng hay đơn lưỡi hổ có nhiều tác dụng trị bệnh như chữa ho, kiết lỵ, tiêu chảy, phù thũng hay viêm họng. Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là lá cây. Liều dùng 10 – 20g mỗi ngày.
- Tên gọi khác: Cây lưỡi cọp, cây đơn lưỡi hổ, cây lưỡi nhân, cây lưỡi hùm hay cây đơn lưỡi cọp. Trong tiếng Anh, cây cam xũng có tên gọi là Not found yet
- Tên gọi khoa học: Sauropus rostratus Miq.
- Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mô tả về cây cam xũng
Cây cam xũng trong dân gian còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây lưỡi cọp hay cây lưỡi lùm,… tùy theo mỗi địa phương. Cây được khoa học phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1981.
Từ lâu, cây cam xũng đã được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền Trung Hoa với một số tác dụng trị bệnh an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số đặc điểm của cây, khu vực phân bố, cách thức thu hái, chế biến cây làm thuốc chữa bệnh.
+ Đặc điểm của cây cam xũng
- Cây thân tròn, nhỏ, chiều cao trung bình dao động từ 15 – 30 cm
- Thân cây chia làm nhiều đốt ngắn. Vệt giao nhau giữa các đốt có một vệt tương tự như vết sẹo là vết tích của các lá đã rụng để lại.
- Lá cây cam xũng có hình mác, tròn ở đầu. Mặt trên của lá xuất hiện các vằn ngang sắc trắng xám trông giốn với lưỡi của con hổ.
- Vào tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, cây ra hoa và kết quả. Hoa cam xũng kích thước nhỏ, màu đỏ, mọc thành từng chùm, cuống phát triển từ thân cây.
+ Phân bố:
Cây cam xũng mọc hoang và thường phát triển mạnh ở các vùng rừng núi trên khắp cả nước. Nhờ có hình thức bắt mắt, nhiều hộ gia đình còn mang cây này về trồng trong chậu làm cảnh.
+ Bộ phận sử dụng:
Rễ và lá cây. Trong đó lá được sử dụng phổ biến hơn
+ Thu hái – Sơ chế:
Lá cây cam xũng được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, lá được đem về rửa sạch, rải ra ngoài nắng phơi hoặc sấy cho thật khô.
Phần rễ cây cũng được đào về rửa qua nhiều lần nước cho sạch hết đất cát. Sau đó thái mỏng, phơi cho kiệt nước hoặc sấy khô.
+ Bảo quản:
Dược liệu cam xũng sau khi sơ chế đem bỏ vào trong bịch ni lông hoặc hộp nhựa và đóng kín miệng lại. Để nơi khô ráo giúp bảo quản được lâu mà không lo thuốc bị ẩm mốc hay nhiễm bụi bẩn.
+ Thành phần hóa học:
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại Học YHCT Quảng Tây, Trung Quốc cho thấy, trong lá cây có chứa 12 hợp chất được tìm thấy trong quá trình phân lập. Bao gồm:
- N-triacontanol
- Axit 3-acetoxy caffeic
- β-sitosterol
- Sitosterol oleate
- -10-Eicosenoic acid
- 1,3-tetradecane Axit diglyceride
- Axit lauric
- anhydrid thioacetic
- Axit linoleic
- Caroten
- 3-hydroxy-2-hydroxymethyl-pyran-4- Ketone
- Isoquercitrin
Vị thuốc cam xũng
+ Tính vị, quy kinh
Chưa thấy tài liệu ghi nhận
+ Tác dụng dược lý:
Nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định một số hoạt chất trong cây cam xũng có khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do trong cơ thể.
+ Tác dụng chữa bệnh của cây cam xũng
Chủ trị:
- Phù nề ở trẻ em
- Đau vú
- Thũng trướng
- Nôn mửa
- Dị ứng
- Viêm họng
- Đi ngoài
- Ho
+ Liều lượng:
Dùng 10 – 20g mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh, mục đích và đối tượng sử dụng.
+ Cách dùng thuốc:
Sắc uống
+ Độc tính:
Chưa thấy tài liệu ghi nhận
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cam xũng
1. Dùng cam xũng chữa bệnh viêm họng, ho hay ho thổ huyết
Bài 1:
- Lấy 15 gram lá cam xũng khô đem rửa sạch
- Bỏ vào ấm đun cùng 800ml nước
- Nấu sôi và tiếp tục sắc đến khi nước cạn còn 1/2
- Gạn nước sắc uống 2 – 3 lần trong ngày
- Dùng tốt nhất khi còn ấm
Bài 2:
- Lấy 25 gram lá cam xũng tươi, rửa sạch, thái nhỏ
- Dùng nấu canh chung với thịt lợn ăn hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
2. Chữa trị bệnh phù thũng bằng cam xũng
- Lấy 15 gram lá cam xũng tươi hoặc thay thế bằng 10 gram lá khô
- Sau khi rửa dược liệu sạch sẽ, bỏ vào ấm
- Đổ thêm 500ml nước sắc cạn còn 300ml
- Cho bệnh nhân uống 1 – 2 lần trong ngày
3. Điều trị bệnh hở van tim
- Chuẩn bị các nguyên liệu: Lá cam xũng ( tươi hoặc khô ) 7 lá cho nam và 9 lá nếu đối tượng bị bệnh là nữ, 1 quả tim lợn.
- Tim lợn rửa sạch, khứa một đường theo chiều dọc để thông với lỗ bên trong
- Nhét lá cam xũng vào bên trong tim lợn đem hầm chín với lượng nước vừa đủ.
- Ăn tim và uống cả nước đều đặn trong 10 ngày liên tục.
4. Bài thuốc chữa sưng vú, kiết kỵ, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
- Chuẩn bị 15 – 20 gram lá cây dạng tươi
- Bỏ vào ấm sắc kỹ
- Gạn nước uống 3 lần mỗi ngày
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cam xũng chủ yếu được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Bệnh nhân nên xác thực lại với thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!